Nhưng tiện lợi đến đâu thì ăn mỳ gói nhiều sẽ không đủ chất. Thực phẩm này ở một số quốc gia được coi là món ăn chơi (snacks), không thể thay thế bữa ăn dinh dưỡng.
Những hình ảnh về dân nghèo nước ta hôm nay xuất hiện nhiều thức ăn này. Lúc nhận quà từ thiện hay vạ vật trên đường hồi hương, dường như mỳ tôm đã trở thành một giải pháp cứu đói.
Thật trùng hợp khi một khảo sát vừa cho biết, người Việt Nam tiêu thụ mỳ gói lớn thứ ba toàn cầu, với hơn 7 tỷ gói mỳ ăn liền trong năm 2020. Theo Hiệp hội Mỳ ăn liền Thế giới, tăng trưởng của thị trường mỳ gói Việt Nam đạt gần 30% năm ngoái - mức tăng trưởng rất cao. Theo bình quân đầu người, Việt Nam đứng nhì thế giới khi mỗi người tiêu thụ hơn 72 gói mỳ một năm.
Nhưng có ưa chuộng đến đâu thì ăn mỳ tôm hàng tháng liên tục có lẽ cũng quá mức chịu đựng của cơ thể con người. Tệ hơn nữa, tôi thấy có người bị kẹt lại ở tâm dịch trả lời, mỳ tôm cũng không còn đủ để ăn. Đó là một trong những lý do họ phải dứt áo rời thành phố về quê.
Nhìn cảnh người mẹ trẻ mệt mỏi ngồi nhìn con ngủ bên lề đường, tôi trăn trở mãi vì xót xa và bất lực. Những người biết có chốt chặn vẫn gồng gánh rời khỏi Sài Gòn khi lệnh phong tỏa kéo dài thêm một tháng được ban bố. Phụ nữ và trẻ em nheo nhóc, hàng chục người nằm ngủ ngổn ngang trên cầu dưới đèn đêm có lẽ là tấm ảnh ghi dấu những ngày khó quên.
Khác với những lần trước, lần này cuộc hành hương dường như nỗ lực hơn bởi yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó" đã ban bố từ hơn hai tuần trước. Tất nhiên, họ sẽ gặp sự ngăn cản và giúp đỡ, nhưng là giúp quay trở lại phòng trọ, của lực lượng chức năng.
Để người dân tháo chạy về quê nghĩa là "xuất khẩu" dịch bệnh ra cả nước. Là trung tâm kinh tế lớn nhất, TP HCM thu hút về đây lực lượng lao động đến từ mọi miền đất nước. Khi người dân bỏ đi, mọi miền quê đều có thể bị lây lan dịch. Mà như vậy, giá phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều. Cho dù chi phí phòng chống dịch và bảo đảm an sinh của Thành phố có bị tăng cao, tôi ước tính nó vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với việc để dịch bệnh lây lan khắp nơi. Đó là chưa nói tới rủi ro quốc gia sẽ không bao giờ có đủ nguồn lực để rải mành mành ra cả nước.
Giữ người dân ở lại thành phố cũng là giữ lại nguồn nhân lực để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nếu để hàng triệu người dân rời bỏ trung tâm kinh tế này, chưa biết bao giờ họ mới quay trở lại. Trong lúc đó, sự phục hồi sản xuất phải được thúc đẩy tức thì ngay khi dịch lắng xuống, nếu Việt Nam không muốn bị cắt đứt hợp đồng, không muốn bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đại dịch, xuất khẩu vẫn là điểm sáng của nền kinh tế nước ta. Và xuất khẩu cũng chính là động lực quan trọng nhất để chúng ta phục hồi.
Để hàng triệu lao động ra đi còn ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế theo một góc độ khác. Tuyệt đại đa số họ sẽ về lại nông thôn. Tại quê nhà, an sinh của họ sẽ được bảo đảm nhờ vườn cây, ao cá. Nghĩa là họ trở lại với đời sống tự túc, tự cấp. Hàng triệu người sống tự túc, tự cấp thì tổng cầu sẽ giảm. Tổng cầu giảm thì tăng trưởng kinh tế khó lòng mà vực dậy được.
Những người nhập cư cần việc làm, chỗ ở, TP HCM cũng rất cần họ. Thành thị cần cả lao động có kỹ năng cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp hiện đại, cả lao động phổ thông cho những dịch vụ giản đơn như quét rác, lau dọn nhà hàng... Thiếu họ, không chỉ sản xuất sẽ bị đình trệ mà đời sống của thành phố cũng khó có thể đầy đủ và tiện nghi.
Dù đến từ bất kỳ địa phương nào, đa số người nhập cư đều đã chọn TP HCM làm quê hương thứ hai. Họ đã "vào Nam" hay "lên Sài Gòn" không chỉ tìm việc mà còn để sinh cơ lập nghiệp, gây dựng tương lai. Em bé nằm ngủ vạ vật bên đường tôi thấy chính là công dân gốc của TP HCM, vì em được sinh ra ở thành phố này và sinh kế của cha mẹ em cũng ở đó. Theo một cách hoàn toàn tự nhiên, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã lôi cuốn cha mẹ em và hàng vạn lao động khác tới TP HCM, và có thể nơi này sẽ dung dưỡng em khôn lớn.
Nay, vì khó khăn, gia đình em và các gia đình khác lại phải rời bỏ đất hứa. Đây quả thực là một quá trình di cư ngược.
Để giữ lực lượng lao động nhập cư ở lại vùng kinh tế lớn nhất cả nước, bên cạnh việc chăm lo về y tế, bảo đảm an sinh cho họ rất quan trọng, nhất là khi nhiều người đang cảm thấy quá sức chịu đựng. Chính vì vậy, một chương trình an sinh trên diện rộng được tuyên bố rõ ràng về thời hạn mới có thể giúp họ không còn tiến thoái lưỡng nan.
Tương tự chiến lược tiêm chủng toàn dân, tôi đề xuất một chương trình an sinh trên cả nước cho tất cả những người bị mất việc làm vì dịch bệnh và kéo dài đến cuối năm 2021. Chương trình này có thể gồm các cấu phần: một khoản tiền trợ cấp ở mức sống cơ bản được phát hàng tháng; các gói thực phẩm được cấp phát theo tuần; sự tư vấn, chăm sóc y tế cả về cách thức phòng chống dịch và sức khỏe tâm thần - điều dường như ít được quan tâm thời gian qua.
Chương trình có mốc thời gian cụ thể là hết năm 2021, không riêng cho TP HCM - dù có thể thực hiện sớm nhất ở Thành phố này. Lý do không chỉ vì tình hình dịch còn phức tạp mà còn vì nếu khống chế sớm được dịch, chúng ta cũng phải có thời gian để phục hồi kinh tế.
Và quan trọng hơn, chương trình này được ban bố công khai, minh bạch các bước triển khai và thông tin đầu mối để người dân được biết, tránh chung chung như nhiều chương trình đã có. Chỉ có thông tin chi tiết và đáng tin cậy từ chính quyền mới khiến dân chúng không còn bất an. Tâm lý cộng đồng được ổn định là một "vaccine" giải bài toán dịch bệnh.
Sẽ có người hỏi, "tiền đâu ra?". Một chương trình như vậy chắc chắn đòi hỏi nguồn lực và tiếp sức của Trung ương bên cạnh sự sẵn sàng của các địa phương. Địa phương nắm chắc nhu cầu và triển khai hoạt động trợ giúp cụ thể, có thể dùng một phần ngân sách của mình. Trung ương điều phối nguồn lực của cả quốc gia để hỗ trợ từng địa phương ở mức tương ứng. Gói 26.000 tỷ đồng hiện mới phát được hơn 7.000 tỷ đồng trên cả nước có thể tích hợp vào gói này.
Tôi tin chúng ta vẫn có thể thắt lưng buộc bụng được nếu bớt đi các dự án đầu tư công nằm trong kế hoạch nhưng thực sự chưa cần thiết, các hội họp hình thức, lãng phí. Đây là lúc một nhà nước của dân, do dân và vì dân thể hiện rõ ràng nhất phẩm chất và năng lực của mình trên thực tế.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Giữ dân cho thành phốHình ảnh các vị khách cao tuổi, cô dâu, chú rể cùng một vài người trẻ đứng trên thùng xe tải đi qua đoạn đường lầy lội khiến nhiều người bật cười.
Dựa vào đoạn clip ngắn, dân mạng đồn đoán, đây là cách đón dâu độc đáo của nhà trai. Vì đường vào nhà cô dâu trơn trượt, nhiều bùn lầy nên nhà trai dùng xe tải 1,5 tấn để tiện hơn trong việc di chuyển. Nhờ chiếc xe này, các quan khách giữ được trang phục lịch sự, chỉn chu khi đi đón dâu.
Clip thu hút hơn 100 nghìn lượt thích, hàng nghìn lượt “thả tim” và bình luận quan tâm. Dân mạng để lại nhiều bình luận thú vị xung quanh đám hỏi đặc biệt như: “Đúng chất đám cưới quê, vui vẻ, đáng nhớ”; “Nhìn vẻ mặt các ông các bà phấn khởi là đủ biết đám hỏi vui thế nào”; “Xem clip tự nhiên nhớ đến câu hát ‘Đường vào tim em ôi băng giá’”...
Tuy nhiên, một số người để lại ý kiến trái chiều, cho rằng chiếc xe tải trong clip vốn là xe chở lợn và việc dùng chiếc xe này đi rước dâu là không lịch sự và thiếu tôn trọng nhà gái.
Được biết, cô dâu, chú rể trong đám hỏi đặc biệt là Đào Quang Hiếu (sinh năm 2001, quê ở xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) và Nguyễn Thanh Hoa (sinh năm 2004, quê ở xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Chia sẻ với phóng viên, Quang Hiếu nói nhiều hơn về tình huống đặc biệt trong clip.
Quang Hiếu cho hay, đám hỏi của anh diễn ra vào ngày 31/7 và địa điểm trong clip là nhà chú rể chứ không phải nhà cô dâu như mọi người đồn đoán.
Clip được quay khi đám hỏi của Hiếu đã tổ chức xong xuôi.
“Lúc đó, mình đã sang nhà gái làm lễ ăn hỏi và đón vợ về (rước dâu lần 1 - PV). Đoàn xe của nhà gái gồm 20 người ngồi trên xe 4 chỗ và xe 16 chỗ tiễn cô dâu về nhà chồng. Chiếc xe tải 1,5 tấn trong clip cũng là xe của nhà cô dâu dùng để chở tráp lễ và đồ trang trí về trả nhà trai.
Vì đoạn đường vào nhà mình lầy lội, trơn trượt lại nhỏ hẹp nên xe ô tô phải đỗ đợi ở đầu đường, chỉ có chiếc xe tải này vào được đến cổng. Lúc ra về, mọi người rủ nhau leo lên thùng xe tải đi qua đoạn đường lầy lội để đỡ bẩn quần áo, từ đó mới có clip vui vẻ này”, Hiếu kể.
Chú rể Vĩnh Phúc khẳng định, không có chuyện anh dùng xe chở lợn đi đón dâu. Nhà trai cách nhà gái 21km, Hiếu đã dùng xe hơi gắn hoa đến đón vợ về một cách trang trọng. Đi cùng anh còn có người thân, bạn bè ngồi trên xe 16 chỗ và 4 chiếc xe hơi.
Hiếu cho biết thêm, xung quanh nhà anh có 9 hộ dân. Đoạn đường xấu dài gần 100m gây khó khăn trong việc đi lại của người dân nhiều năm nay nhưng chưa được nâng cấp.
“Đám hỏi diễn ra suôn sẻ, mọi người đều rất vui. Lúc nhà gái ra về, mình chỉ quay một đoạn clip đăng TikTok như một cách lưu giữ kỷ niệm, không ngờ được mọi người quan tâm như vậy. Bên cạnh bình luận chúc phúc, mình cũng đọc được vài bình luận tiêu cực nhưng có lẽ do mọi người chưa hiểu đúng câu chuyện nên mới như vậy”, Hiếu chia sẻ.
Hiếu và Hoa quen nhau đầu năm 2024 khi làm chung công ty. Cặp đôi có nửa năm tìm hiểu trước khi về chung một nhà. Đám cưới của cả hai dự kiến được tổ chức vào tháng 9/2024.
Nhận định của ông Kiệt hết sức ngắn ngọn, nhưng lại nêu đúng bản chất của công tác tổ chức, cán bộ trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Tôi có người bạn làm việc cho Đại học Harvard tên là Thomas Vallely. Một lần sang Việt Nam sau khi thăm Trung Quốc, ông nói: "Trung Quốc đã thật sự cất cánh và phát triển quá nhanh. Về mặt thể chế Việt Nam có rất nhiều sự tương đồng với Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tập hợp được quá nhiều người tài giỏi vào trong Đảng".
Quả thật, nhờ thu hút và sử dụng được người tài, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tạo được sự phát triển đột phá cho đất nước. Ý kiến của Thomas Vallely một lần nữa khẳng định tầm nhìn chiến lược của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và các nước phương Tây là cuộc cạnh tranh giữa hai mô hình phát triển. Xét về mặt kinh tế, Trung Quốc đã tiếp nhận gần như hầu hết các thiết chế kinh tế của phương Tây. Có khác chăng chỉ là việc Trung Quốc đề cao hơn vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế theo chủ thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai mô hình nói trên, có lẽ, nằm ở cách thức thu hút người tài và lựa chọn nhân sự cấp cao cho lĩnh vực công.
Về việc thu hút người tài, nhờ có thuyết "Ba đại diện" (Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, nền văn hóa tiên tiến và lợi ích của đông đảo người dân), người tài thuộc mọi thành phần xã hội đều có thể được thu hút vào Đảng. Thậm chí, tỷ phú vẫn có thể trở thành đảng viên, như Jack Ma đã được kết nạp đảng. Ngoài ra, truyền thống khoa bảng từ ngàn xưa, có lẽ, cũng là một di sản giúp cho việc thu hút người tài vào Đảng, vào lĩnh vực công dễ dàng hơn so với phương Tây.
Về việc lựa chọn lãnh đạo, nếu các nước phương Tây lựa chọn nhân sự cao cấp theo cách tranh cử, thì Trung Quốc lựa chọn nhân sự cao cấp theo thành tích thực tế. Cứ ai giỏi nhất trong các xã thì được điều lên huyện; ai giỏi nhất trong các huyện được điều lên tỉnh; ai giỏi nhất trong các tỉnh được điều lên trung ương. "Giỏi nhất" ở đây được xác định bằng một số tiêu chí định lượng rất rõ ràng, mà quan trọng là việc đưa được kinh tế phát triển nhanh vượt bậc.
Người giỏi nhất được điều lên trung ương, nếu được cơ cấu, lại được điều về nơi khó khăn nhất để thử thách. Nếu người này tạo ra được chuyển biến vượt bậc cho nơi khó khăn đó, gần như chắc chắn sẽ trở thành lãnh đạo cấp cao. Đây cũng là lý do tại sao người ta thường biết trước ai sẽ là người đứng đầu đảng và nhà nước trong nhiệm kỳ tiếp theo. Những tác động của phe nhóm trong quá trình lựa chọn nhân sự có lẽ rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, về cơ bản, nhân sự cấp cao thời gian qua đã được lựa chọn theo thành tích. Và đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tại sao nhà nước Trung Quốc đã thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh như vậy.
Nhiều nước phương Tây đã bắt đầu nghiên cứu về mô hình quản trị nhân lực công của Trung Quốc và nhận ra những ưu thế rất lớn của mô hình này. Một số người cho rằng nếu tỷ lệ lựa chọn chính xác người tài theo mô hình bầu cử dân chủ của phương Tây chỉ đạt mức trên dưới 50%, thì tỷ lệ này theo mô hình của Trung Quốc có thể đạt đến mức 70%-75%.
Giả thuyết người tài hơn thì tranh cử giỏi hơn thực ra đã bỏ quên hai yếu tố rất quan trọng. Một là, nói giỏi và làm giỏi nhiều khi là hai việc khác nhau. Hai là, những người mị dân, những người sử dụng dân túy để tranh cử thường được lòng cử tri hơn và dễ trúng cử hơn.
Tuy nhiên, dân túy chỉ có thể dẫn đến trì trệ và bế tắc mà thôi. Lựa chọn người tài theo thành tích thường ít sai hơn vì năng lực đã được kiểm chứng trên thực tế. Tất nhiên, lựa chọn nhân sự theo thành tích không phải không có những mặt trái của nó. Điều hoàn toàn dễ thấy ở đây là lựa chọn nhân sự theo thành tích thì ít dân chủ hơn, và việc xác lập chế độ trách nhiệm trước dân, tạo ra khuyến khích phục vụ dân cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, để thúc đẩy các ưu tiên của quốc gia trong việc phát triển kinh tế, mô hình này có vẻ đang có những ưu thế rất nổi trội. Và không ít các nhà nghiên cứu phương Tây đang cho rằng Trung Quốc sẽ vượt qua các nước phương Tây nhờ mô hình quản trị nhân lực công này.
Trở lại với Việt Nam, mặc dù chúng ta không chủ thuyết như "Ba đại diện", nhưng Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quy định về vai trò đại diện rất rộng lớn của Đảng. Theo Điều lệ, "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc".
Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện không chỉ cho hai trong số những thành phần cấu thành của dân tộc là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mà còn cho cả dân tộc. Đây là nền tảng tư tưởng quan trọng để thu hút người tài thuộc mọi thành phần xã hội vào trong Đảng. Bất cứ lúc nào Đảng còn muốn giữ vai trò lãnh đạo thì thu hút người tài vào Đảng chắc chắn không chỉ là một thiện chí, mà là một sự cần thiết khách quan. Vấn đề là phải có một kế hoạch cụ thể và những giải pháp cụ thể để thu hút được người tài.
Tập hợp và sử dụng người tài có lẽ là nội dung quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ mới. Đây là điều kiện tiên quyết không chỉ để Đảng ta nâng cao vai trò và chất lượng lãnh đạo mà còn để đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Lựa chọn người tài